0963.609.419

IATF 16949: 2016

IATF 16949: 2016

IATF 16949: 2016 – Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo ô tô thế giới.

Phạm vi áp dụng IATF 16949: 2016

Các doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện ngành Ô tô, muốn trở thành một công ty sản xuất/gia công linh kiện Ô tô thì Doanh nghiệp đó phải áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IATF 16949:2016.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các chi tiết hoặc vật liệu, dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hay xử lý bề mặt.

Lợi ích khi áp dụng IATF 16949: 2016

– Sự hài lòng của khách hàng.

– Giảm chi phí hoạt.

– Cải thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan.

– Thương hiệu kinh doanh được chứng minh.

– Khả năng giành được nhiều lợi ích kinh doanh.

– Công nhận toàn cầu là nhà cung cấp uy tín.

– Phương pháp tiếp cận chất lượng nhất quán.

Mục tiêu của tiêu chuẩn là sự phát triển một QMS ô tô:

– Tập trung phòng ngừa khuyết tật, giải quyết rủi ro

– Nâng cao năng lực quá trình, giảm thiểu sự lãng phí

– Vận dụng thành công các công cụ chất lượng từ ngành ô tô

– Thúc đẩy an toàn và xử lý giảm thiểu chất thải trong chuỗi cung ứng.

Để thực hiện áp dung thành công tiêu chuẩn này, tổ chức áp dung phải bổ sung một trong các công cụ cốt lõi và sự hiểu biết về:

– 5 core tools (MSA, SPC, FMEA, PPAP, APQP)

– 6 sigma – Phương pháp cải tiến dựa trên thống kê để giảm thiểu sai sót và khuyết tật

– VDA 6.3 – Phương pháp đánh giá quá trình (Process Audit)

– VDA 6.5 – Phương pháp đánh giá sản phẩm (Product Audit)

– 8D – Trình tự để giải quyết vấn đề theo trình tự 8 bước (Eight Disciplines).

– TPM – Duy trì năng suất tổng thể (Total Productive Maintenance)

– 7Muda – 7 loại lãng phí trong quá trình sản xuất cần loại bỏ

– NTF, ….

Xác định phạm vi áp dụng QMS ô tô trên cơ sở:

1. Đáp ứng các yêu cầu một cách nhất quán và

2. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng việc áp dụng hiệu quả QMSô tô, cải tiến liên tục QMS và đảm bảo sự phù hợp với khách hàng và các yêu cầu quy định hiện hành.

Để có thể thực hiện và áp dung tiêu chuẩn này, tổ chức phải có khả năng xác định nhu cầu và yêu cầu của khách hàng bao gồm như:

– Hoạt động thiết kế và phát triển sản phẩm; bí quyết và năng lực sản xuất sản phẩm; đóng gói sản phẩm; giao hàng đúng thời hạn; cung cấp dịch vụ và hỗ trợ….Phải có khả năng đáp ứng các thông số được chỉ định về chất lượng được xác định bởi khách hàng.

Để đạt được những điều trên, tổ chức phải lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát hiệu quả các quy trình trong tổ chức. Các quy trình phải bao phủ trong phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của tổ chức. Việc áp dụng hiệu quả QMS có thể được xác định bởi các kết quả hoạt động theo các chỉ số hiệu suất được hoạch định và phải liên tục cải thiện chỉ số này bằng cách tăng cường khả năng của QMS để đáp ứng các yêu cầu thông qua việc nâng cao các chỉ số hoạt động và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.

Để đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu có thể đạt được bằng cách thông qua việc thực hiện giải quyết các rủi ro bằng các biện pháp phòng ngừa hoặc phương án dự phòng; tiến hành đánh giá nội bộ hệ thống quản lý, quá trình, sản phẩm hoặc cuộc đánh giá từ bên ngoài hay chứng nhận . . .vv

Tiêu chuẩn IATF 16949 cung cấp các yêu cầu cụ thể để lập kế hoạch, vận hành, kiểm soát và cải thiện các quy trình QMS ô tô của tổ chức một cách hiệu quả. Những yêu cầu này tập trung vào các biện pháp kiểm soát dựa trên công tác phòng chống sai lỗi và kiểm soát dựa trên xu hướng các quá trình cũng như cải thiện liên tục QMS của tổ chức. Điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ xác định việc đáp ứng các yêu cầu cho sản phẩm, trọng tâm của QMS ô tô là bằng cách kiểm soát hiệu quả và liên tục cải thiện quy trình QMS ô tô sẽ có tác động tích cực đến hiệu suất chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, việc xem xét các yêu cầu pháp lý áp dụng cho tổ chức cũng là một yêu cầu. Những yêu cầu này có thể đến từ khách hàng; địa phương nơi đặt nhà máy; từ bên nội bộ tổ chức hoặc các cơ quan quản lý nhà nước. Công ty cần phải áp dụng các yêu cầu pháp lý cho các nhà cung cấp và các quy trình thuê ngoài (các nhà thầu phụ). Mục tiêu cuối cùng của tổ chức là phải nâng cao sự hài lòng và mong đợi của khách hàng. Tổ chức phải đạt được điều này bằng cách lập kế hoạch, vận hành và cải thiện QMS ô tô để đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của khách hàng và quy định. Vì tiêu chuẩn này đại diện cho OEM cụ thể của ô tô, nên QMS của tổ chức áp dụng cũng phải cung cấp bằng chứng khách quan rằng hệ thống quy trình QMS của tổ chức có thể xác định và quản lý theo các yêu cầu tiêu chuẩn này và yêu cầu cụ thể của khách hàng được triển khai một cách có hiệu quả và hiệu lực.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Zalo
Gọi ngay
Email