0963.609.419

Tiêu chuẩn nông nghiệp

Tiêu chuẩn nông nghiệp

” Nông nghiệp Việt Nam từ nghìn xưa đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báo và kinh nghiệm ấy truyền từ thời này sang thời khác.

Ngày nay với xu thế hội nhập thì nông nghiệp không chỉ đơn giản sản xuất với sản lượng cao, quy mô lớn mà còn phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Nông nghiệp ngày nay phải chuyển mình thay đổi phương thức tiếp cận, NÔNG NGHIỆP SẠCH và NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THEO CHUẨN thì mới là xu thế của nông nghiệp mới là đích đến của nông nghiệp bền vững. “

 

GIA PHÚC HƯNG sẽ là cánh tay nối dài để bà con nông dân, Farm tiếp cận các chuẩn mực trong nông nghiệp

 

Tiêu chuẩn Viet GAP, Global Gap

– VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) được hiểu là thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam.

 Áp dụng cho:

  • Đơn vị sản xuất/sơ chế.
  • Hộ /trang trại / Hợp tác xã

Lợi ích:

  • Tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng.
  • Kiểm soát tốt các vật tư đầu vào tiết giảm chi phí.
  • Giúp nhà máy chế biến đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn .
  • Thay đổi tập quán, xã hội sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn.

– GLOBAL GAP (Good Agricultural Practice) là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Áp dụng:

  • Trồng trọt
  • Chăn nuôi
  • Nuôi trồng

 

Lợi ích của nhà sản xuất khi đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP

  • Tiêu chuẩn Global G.A.P. giúp tăng giá trị sản phẩm vì nó tương ứng với bộ tiêu chuẩn quốc tế
  • Mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng, như cung cấp phân phối trong và ngoài nước.
  • Giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm khi được chứng nhận theo tiêu chuẩn Global G.A.P.
  • Cải tiến quy trình sản xuất và quản lí nông nghiệp
  • Gây dựng niềm tin với khách hàng trong loại hình kinh doanh thương mại điện tử (B2B)
  • Lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global G.A.P.
  • Tiếp cận đến nguồn thực phẩm sạch và chất lượng
  • Bảo đảm sức khỏe với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu
  • Có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của các sản phẩm đạt chuẩn Global G.A.P.

Chuẩn Organic

ORGANIC là gì ? 

  • Thuật ngữ Organic được hiểu theo nghĩa đơn giản là “hữu cơ”. Chúng bao gồm các loài động, thực vật được nuôi trồng hài hòa với thiên nhiên trong điều kiện thoải mái với môi trường và hướng đến sự phát triển cân bằng sinh thái toàn diện.
  • THỰC VẬT: được xếp vào nhóm organic bao gồm các loại thực vật được nuôi trồng và chế biến, bảo quản hoàn toàn tự nhiên không sử dụng các loại hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu tổng hợp, chiếu xạ,  vv. Đất trồng thực vật không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc đồng thời Phân bón được làm từ tự nhiên. Qúa trình nuôi trồng sử dụng biện pháp Diệt trừ sâu bọ thủ công, biện pháp sinh học hay thiên dịch.
  • ĐỘNG VẬT: được coi là organic chỉ khi được chăn nuôi trong môi trường tự nhiên và không được sử dụng bất cứ các loại kháng sinh tổng hợp nào và hormone. Thức ăn cho động vật ăn cũng cần phải đảm bảo100% thức ăn hữu cơ (thức ăn từ organic). Ngoại trừ những động vật bị bệnh chỉ có thể dùng thuốc kháng sinh trước 90 ngày khi giết mổ.

Tiêu chuẩn cho sản phẩm

  • Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) (Mỹ – ban hành năm 2005): chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngăt nhất bởi vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.
  • BDIH (Đức – 1995) Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể. BDIH định nghĩa “nơi có thể” tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật  nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới
  • Soil Association (Anh -2002) Soil Association yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước  so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỉ lệ hữu cơ . Phương pháp này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm của mình bằng nước gốc thực vật.
  • Cosmebio (Pháp – 2002) Cosmebio yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giái trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới
  • Eco-cert (Pháp – 2002) Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp
  • Biogaranite (Bỉ – 2004) cũng tương tự Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp
  • Biocosc (Thụy Điển – 2006) Yêu cầu 95% các thành phần nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng sản phẩm (bao gổm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp.

Các yêu cầu cơ bản của chuẩn ORGANIC

  • Về đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ đề cao tính đa dạng sinh học. khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn không chỉ ở trên một đồng ruộng và cả các vùng lân cận.
  • Về vùng đệm: Trong yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ thế giới có quy định giữa các vùng sản xuất hữu cơ và vùng không phải hữu cơ cần có một khoảng cách gọi là vùng đệm.
  • Về sản xuất song song: Theo quy định của tiêu chuẩn thì cần phải phân biệt được giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ dù chỉ là vô tình..

Lợi ích khi áp dụng ORGANIC

  • Áp dụng và tuân thủ đúng quy định tiêu chuẩn hữu cơ được Quốc tế và quốc gia công nhận.
  • Thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ
  • Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ
  • Thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp dựa nhiều vào phân thuốc của đất nước’

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Zalo
Gọi ngay
Email